banner top

HỌ MAI NINH BÌNH VÀ HÀNH TRÌNH VỀ ĐỀN THIÊNG BA NON

Năm 34 SCN, Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ, ách thống trị của nhà Đông Hán càng nặng nề hơn với người Việt. Thù nhà nợ nước, ngày mồng 4 tháng 9 năm Kỷ Hợi (39), Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề lấy lại nước ở bãi đá Tràng Sa, cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh. 
Tháng 2 năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị chính thức dấy binh đánh đuổi Thái thú Tô Định tàn ác, thu lại 65 thành, lên ngôi vương, “Đại Việt sử ký toàn thư” gọi Trưng Nữ vương và ban thưởng ba quân tướng sĩ. Bốn tướng Hồng Nương xin Trưng Vương được về thăm quê, tìm cha, sửa sang nơi yên nghỉ của thân mẫu, mở tiệc lớn khoản đãi dân làng. Xong xuôi, Bốn tướng trở về giúp dập triều Trưng Vương.
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương bèn hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng, chỉ huy đạo quân khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thủy, bộ sang đánh Nam Việt lấy các thành ấp của hai Bà Trưng.
Năm Quý Mão (43), trong trận chiến lớn ở Lãng Bạc và Cấm Khê, chống cự không lại với quân nhà Hán, Hai Bà trẫm mình ở cửa sông Hát; tướng Đô Dương buộc phải chạy về Châu Ái (Thanh Hóa); Bốn tướng Hồng Nương dẫn quân chạy về quê Vân Lung, đóng ở trên núi Tam Phong rồi cùng hóa trên núi. Quân sĩ và dân chúng thương tiếc, an táng và lập đền thờ Bốn tướng trên núi. Chung quanh mộ phần bốn tướng, người dân trồng nhiều cây đại để ghi nhớ (nay vẫn còn). Đền gọi là đền Ba Non, dân gian gọi là đền Cây Đại. Các triều đại phong kiến ban sắc phong, ban cho các nơi trong vùng lập đền thờ, hương khói bốn mùa.
Trong nhiều năm qua, con em họ Mai Ninh Bình đã giành nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và hiện vật qua 10 nơi trong đó đã có ba nơi được cộng nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh để một lần nữa khẳng định công đức của “Trưng triều kiệt nữ; Tứ tướng Hồng Nương” (Vua Tự Đức).
Thực hiện chương trình hướng về nguồn theo tính thần “Uống nước nhớ nguồn”, sáng ngày 19/5/2025 (tức ngày 21/4/năm Ất Tỵ), Ban vận động họ Mai tỉnh Ninh Bình dưới sự chủ trì của ông Trưởng ban, đoàn con em họ Mai tỉnh Ninh Bình đủ cả dâu, rể đã tổ chức Hành trình lên núi Ba Chon, dâng hương ở đền thiêng Ba Non, tri ân các tướng, các bậc tiền nhân người họ Mai, tri ân những người Việt sống vì dân, hy sinh vì nước.
Tám giờ 30 phút sáng cùng ngày, trước khi lên núi Ba Chon, đoàn đã dâng hương ở đền Mão Sơn, miền sơn cước nơi Hắc Hổ sơn quân gặp Mai Bà mà sinh Bốn cô gái họ Mai, tên Hồng. (xem ảnh bên)

HỌ MAI NINH BÌNH VÀ HÀNH TRÌNH VỀ ĐỀN THIÊNG BA NONHỌ MAI NINH BÌNH VÀ HÀNH TRÌNH VỀ ĐỀN THIÊNG BA NONHỌ MAI NINH BÌNH VÀ HÀNH TRÌNH VỀ ĐỀN THIÊNG BA NONHỌ MAI NINH BÌNH VÀ HÀNH TRÌNH VỀ ĐỀN THIÊNG BA NONSau khi dâng hương ở đền Mão Sơn, đoàn hành hương, xe trước, xe sau theo nhau hướng về núi Ba Chon, ngọn núi cao 402 mét so với mặt nước biển, ngọn núi thiêng, bình phong chắn phía bắc kinh đô Hoa Lư làm nên Hoa Lư tứ trấn được người Ninh ví: “Thứ nhất ba Vì, thứ nhì Ba Chon”. Đoàn xe dừng dưới chân núi, nơi có biển đề: “TAM PHONG LINH TỪ, ĐỀN BA NON”.
Mọi người, nhìn ngọn núi cao hút tầm mắt, ước chừng con đường núi ở phía trước. Thế là bắt đầu, già nương theo trẻ, trai gái, dâu rể cùng nhau, mắt nhìn tay vin, chân lách từng bậc đá, quẹo theo lối đá gập ghềnh mà lên núi. Mệt đâu nghỉ đó, mặc mồ hôi, đường đá rêu trơn, ai cũng hăm hở cười nói rộn ràng, ven theo sườn núi theo đó mà đi, ai cũng mong sớm đến đền thiêng để được thành kính chiêm bái Tiền Nhân.
Dưới đây là những hình ảnh cuộc hành trình “VỀ ĐẾN THIÊNG BA NON” của con em họ Mai tỉnh Ninh Bình.
Dâng hương xong ở đền Ba Non, đoàn hành hương tiếp tục đến dâng hương ở đền thờ Tứ vị Hồng Nương, đền thiêng Bến Nổi -  Đá Hàn, xã Gia Hòa. (xem ảnh bên).
Ngót hai ngàn năm đã qua, các di tích thờ Mai Bà và Tứ tướng Hồng Nương ở miền di sản Hoa Lư không chỉ là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, là biểu tượng về tinh thần bất khuất của phụ nữ Việt Nam, 
còn là niềm tự hào của các thế hệ họ Mai xưa, nay và mai sau.
Hình ảnh Tứ tướng Hồng nương trở thành niềm tự hào, tự tôn, luôn linh ứng độ trì cho các thế hệ họ Mai ta tự tin lấy phương châm “Đoàn kết, Tri thức, Phát triển”, xây dựng một họ Mai và đất nước giàu mạnh, hạnh phúc.

Mai Xuân Hạnh

Các Tin liên quan