Cộng đồng Họ Mai Việt Nam - Tri ân thần tổ Mai An Tiêm
Ngày 30/4/2023, tại Đền thờ Mai An Tiêm, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Họ Mai Việt Nam đã tổ chức Lễ giỗ Thần tổ Mai An Tiêm. Đây là một sự kiện quan trọng, quy mô lớn, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong các hoạt động sau Đại hội Đại biểu Họ Mai Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Dự lễ giỗ thần tổ Mai An Tiêm có ông Mai Ái Trực, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường; ông Mai Văn Năm, nguyên Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên.
Về Hội đồng Họ Mai Việt Nam có ông Mai Văn Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng họ Mai Việt Nam; Thượng tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Họ Mai Việt Nam; và các Phó Chủ tịch: GS. TS. Mai Trọng Nhuận, TS. Mai Hữu Tỉnh, ông Mai Xuân Khoái, ông Mai Anh Đào, ông Mai Quốc Bình, ông Mai Thanh Cảnh; ông Mai Xuân Thắng, Chủ tịch Câu Lạc bộ Doanh nhân Họ Mai Việt Nam.
Cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện Nga Sơn qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và 1.200 con cháu họ Mai Việt Nam cùng đông đảo Nhân dân và du khách.
Tại đây với lòng thành kính tổ tiên, Đoàn đại biểu Hội đồng Họ Mai Việt Nam đã tổ chức dâng hương, dâng lễ, tấu sớ cẩn cáo thần tổ Mai An Tiêm về việc những kết quả hoạt động của Hội đồng Họ Mai Việt Nam từ sau Đại hội Đại biểu Họ Mai Việt Nam đến nay.
Theo ông Mai Văn Ninh, Chủ tịch Hội đồng Họ Mai Việt Nam “Đời đời các thế hệ con cháu họ Mai Việt Nam noi gương tinh thần anh dũng, cần cù trong lao động và sản xuất của thần tổ Đức thánh Mai An Tiêm và các bậc tiền bối khơi dậy nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất.
Trong ngày lễ trọng, đã có hơn 1200 con cháu họ Mai từ khắp mọi người trên cả nước đã tề tựu về đây, với tâm lòng ngượng vọng tưởng nhớ về thần tổ Mai An Tiêm của mọi người dân Họ Mai Việt Nam thể hiện tinh thần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời giới thiệu quảng bá lan toả tinh thần của Mai An Tiêm và di tích, danh lam thắng cảnh đền thờ thần tổ Mai An Tiêm tới cộng đồng họ Mai Việt Nam, một địa chỉ văn hoá du lịch của tỉnh Thanh Hoá và cả nước.
Cộng đồng Họ Mai Việt Nam sẽ cùng đồng hành, góp phần với chính quyền địa phương trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cũng như bảo tồn và phát huy lễ hội Mai An Tiêm mở ra một thế mạnh gắn kết giữa văn hóa, du lịch với phát triển kinh tế vì cuộc sống ấm no cho nhân dân, chính là sự tri ân công đức cha ông của các thế hệ hôm nay”.
Đây là thứ hai, một sự kiện có ý nghĩa thiêng liêng, được sự thống nhất của cả tinh thần Họ Mai Việt Nam khi ngày 10/4/2022, tại Đại hội Đại biểu Họ Mai Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã tán thành việc "Suy tôn nhân vật tiêu biểu Mai An Tiêm làm thần tổ của họ Mai tại Việt Nam". Lễ giỗ thần tổ Mai An Tiêm là dịp để con cháu họ Mai toàn quốc mang lòng thành kính, ngưỡng vọng tưởng nhớ Thần tổ Mai An Tiêm. Lễ giỗ Thần tổ Mai An Tiêm – Hồi hướng tổ tiên - Lưu niên giá trị.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, hình tượng thần tổ Mai An Tiêm đã in sâu vào đời sống văn hóa cộng đồng, như một biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường của người dân Việt Nam. Đến nay, câu chuyện về thần tổ Mai An Tiêm vẫn còn nguyên giá trị, là bài học lớn cho thế hệ cháu con trong lao động, sản xuất tạo dựng cuộc sống từ trong khó khăn, gian khổ.
Lễ giỗ thần tổ được tổ chức trang nghiêm
Đầu giờ sáng Thường trực Hội đồng Họ Mai Việt Nam đã chuẩn bị tấu sớ, lễ vật đầy đủ, trang phục truyền thống cấn cáo tấu sớ về những kết quả của hoạt động của họ Mai Việt Nam, Hội đồng Họ Mai Việt Nam trong việc kết nối họ Mai trên cả nước, nhiều Hội đồng họ Mai tỉnh, huyện được thành lập ban đầu, và tổ chức tiến hành đại hội, để bầu ra ban tổ chức đủ đức, đủ tài có tầm và tâm để lĩnh xướng trách nhiệm, lãnh đạo họ Mai phát triển từ cơ sở.
Tiếp đến là Hội đồng Họ Mai Việt Nam, cùng các con cháu họ Mai với lòng thành kính trang nghiêm vái vọng thần tổ, dâng hương, tế lễ, tưởng nhớ, tri ân công đức của đức thánh Mai An Tiêm, người đã có công khai khẩn đất hoang, lập nên vùng đất Nga Sơn trù mật ngày nay. Đội tế lễ đã tấu sớ về những mong ước, ý nguyện của con cháu họ Mai Việt Nam lên thần tổ Mai An Tiêm.
Các đội tế nữ quan sẽ thay cho lòng thành kính của con cháu họ Mai lên thực hiện nghi thức tế lễ nhằm tri ân thần tổ, gồm các đội tế nữ của họ Mai tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Nam và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa…
Đồng thời, con cháu họ Mai trên khắp mọi miền có tâm, có lễ, có công đức kính dâng lên Thần tổ, cầu mong thần tổ phù hộ cho con cháu họ Mai luôn đoàn kết và yêu thương ngày càng phát triển.
Lễ giỗ Thần tổ Họ Mai lần thứ nhất năm 2023 sẽ tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa của dòng họ, để con cháu họ Mai nỗ lực phấn đấu góp phần xây dựng quê hương, đất nước ng ày càng giàu đẹp và xây dựng họ Mai ngày càng hưng long, thịnh vượng.
Lễ hội Mai An Tiêm - Lòng tự cường dân tộc
Trước đó, Sáng 28/4, tại đền thờ Thần tổ Mai An Tiêm (xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Mai An Tiêm năm 2023.
Dự Lễ hội có các đồng chí: Mai Văn Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Lễ hội bắt đầu với các nghi thức truyền thống: Lễ rước sắc phong Thần tổ Mai An Tiêm từ làng văn hóa Văn Đức đến đền thờ Mai An Tiêm, dâng hương tưởng niệm, tế lễ đọc chúc văn ca ngợi công đức Mai An Tiêm.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, hình tượng Mai An Tiêm đã in sâu vào đời sống văn hóa cộng đồng, như một biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường của người dân Việt Nam.
Để tưởng nhớ công lao của Đức thánh An Tiêm, người dân Nga Sơn đã lập đền thờ ngài tại chính nơi tương truyền Mai An Tiêm và gia đình đã dựng mái lều trên đảo, nay thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn.
Cùng với việc lập đền thờ, hàng năm vào trung tuần tháng 3 âm lịch, Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú nhằm khơi dậy truyền thống tự lập, tự cường, lao động sáng tạo, vượt qua gian khó. Lễ hội Mai An Tiêm năm nay đã thu hút nhiều bà con và du khách thập phương về dự.
Tại Lễ hội, chương trình nghệ thuật với chủ đề “Mai An Tiêm dâng cho đời quả ngọt, giữa trùng khơi xây non nước trường tồn” đã tái hiện một cách sinh động hành trình vượt qua gian khó, tìm được giống dưa hấu quý hiếm.
Lễ hội là dịp để giới thiệu, quảng bá, về vùng đất, văn hóa con người Nga Sơn giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất Nga Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung. Đây cũng là lời nhắc nhở về trách nhiệm của các thế hệ sau trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển.
Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm là con nuôi của Vua Hùng thứ 18. Khi bị vua cha hiểu nhầm đày ra đảo hoang, Mai An Tiêm đã cùng vợ con vượt qua gian khó, tìm được giống dưa hấu quý hiếm, khai phá đảo xa, xây dựng vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hoá thành vùng quê trù mật.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, hình tượng Mai An Tiêm đã in sâu vào đời sống văn hóa cộng đồng, như một biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường của người dân Việt Nam.
Đến nay, câu chuyện về Mai An Tiêm vẫn còn nguyên giá trị, là bài học lớn cho thế hệ cháu con trong việc khởi nghiệp và tạo dựng thành công từ gian khổ.
Minh Đức – Trâm Anh