banner top

Giáo sư Mai Quốc Liên

Giáo sư Mai Quốc Liên

Với quá trình lao động miệt mài, cần mẫn, Giáo sư Mai Quốc Liên đã đóng góp cho nền văn học và phê bình nước nhà nhiều tư liệu quý giá thông qua những công trình nghiên cứu - phê bình văn học, công trình dịch, khảo cứu văn bản...

Giáo sư Mai Quốc Liên sinh ngày 8/6/1940 trong một gia đình có truyền thống hiếu học và cách mạng tại làng Nông Sơn (nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông là một nhà Hán học, một nhà nghiên cứu các tác gia, tác phẩm cổ điển của văn học Việt Nam. Mai Quốc Liên nổi tiếng khá sớm. Từ giữa những năm 1960, trên báo chí văn nghệ còn vắng vẻ ở miền Bắc, người ta đã thấy một cây bút trẻ ký bút danh Mai Liên, xuất hiện bằng một số bài phê bình, tiểu luận có chất lượng, với những nhận xét tinh tế, cách hành văn sôi nổi, lôi cuốn.

Nói về những đóng góp của Giáo sư, nhà văn Mai Quốc Liên, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: "Những công trình nghiên cứu của ông để lại những giá trị to lớn cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy hiện tại và tương lai. Ông là một tấm gương trong nghiên cứu và trong cách sống, ông làm việc với tinh thần vô cùng nghiêm khắc và khoa học. Giáo sư Mai Quốc Liên là người kiên định với cách nhìn của mình với những vấn đề học thuật và văn học của đất nước. Tinh thần đấu tranh cho chân lý mà ông lựa chọn và theo đuổi không bao giờ thay đổi".

Là cây bút viết lý luận – phê bình văn học, coi trọng văn phong và cần mẫn, ông đã có nhiều cống hiến cho nền văn học và phê bình nước nhà. Nhiều tư liệu quý giá thông qua những công trình nghiên cứu - phê bình văn học; hay qua những công trình dịch và khảo cứu văn bản, chủ biên các công trình như: “Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa” (1979); “Ngô Thì Nhậm” tuyển tập (1980); “Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn” (chuyên luận, 1985); “Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ” (1986); Trước đèn (1992); “Khảo luận Văn chiêu hồn” (1991); “Nguyễn Du toàn tập” (1996); “Phê bình và tranh luận văn học” (1998); “Tạp luận” (1998); “Cao Bá Quát toàn tập” (2003); “Nguyễn An Ninh – tác phẩm”; “Đỗ Phủ tinh tuyển”; “Toàn Việt thi lục”…

Với sở học và kiến văn của mình, Giáo sư Mai Quốc Liên vừa giảng dạy, vừa đi sâu vào nghiên cứu. Công trình chuyên sâu đầu tiên của anh là về Ngô Thì Nhậm (1746-1803), nhân vật lịch sử và nhà văn hóa kiệt xuất, đó cũng là công trình tổng hợp đầu tiên nghiên cứu và đánh giá toàn diện về cuộc đời, sự nghiệp, trước tác, qua khảo sát văn bản kỹ càng và đưa ra những ý kiến xác đáng về tài năng và cống hiến vĩ đại của Ngô Thì Nhậm, về giá trị trác tuyệt của văn thơ ông trong lịch sử văn chương văn hóa dân tộc. Đó là luận án tiến sĩ của anh, sau được bổ sung, sửa chữa, cho xuất bản và được Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.

Trên bước đường trưởng thành, ở độ chín của nghề, ông được Nhà nước phong học hàm Giáo sư và được giao trách nhiệm điều hành Trung tâm nghiên cứu Quốc học. Bằng thực học và tâm huyết của mình, ông tập hợp, liên kết được nhiều nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành ở trong nước, các trí thức chuyên gia Việt kiều ở ngoài nước, để tạo sức mạnh chung. Ông đứng chủ biên hoặc là tác giả chính của nhiều công trình lớn về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Đỗ Phủ… và tham gia nghiên cứu viết bài về các tác gia cổ cận đại từ Trần Nhân Tông, Nguyễn Tông Khuê, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… đến các gương mặt tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị…

Cùng với tư cách nhà khoa học, Giáo sư Mai Quốc Liên còn là nhà giáo dục xuất sắc. Nhiều năm ông đứng lớp trên giảng đường đại học và từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Khoa học của Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Những bài giảng của ông bao giờ cũng phong phú, cuốn hút, chiếm được cảm tình của sinh viên. Ông tham gia đào tạo nhiều sinh viên cao học, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành, nhiều người trong số họ khi ra làm việc đã có những đóng góp tốt về nghiên cứu, giảng dạy.

Là người năng động, Giáo sư Mai Quốc Liên còn hoạt động lý luận phê bình đương đại. Với tư duy nhạy bén, sắc sảo, giọng văn uyển chuyển, ông từng được xem là cây bút phê bình nổi trội từ khi còn khá trẻ. Về sau, dù đảm nhiệm cương vị Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Tổng Biên tập Tạp chí Hồn Việt, cùng một số chức trách khác, nhưng ông vẫn theo sát và nắm bắt tình hình văn nghệ, có ý kiến và bài viết kịp thời về các hiện tượng văn học, tác phẩm tác giả nổi bật vừa xuất hiện.

Ông có nhiều bài viết đặc sắc, chính xác, giàu lượng thông tin về sự nghiệp thơ văn của những tên tuổi lớn Chế Lan Viên, Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu... thuộc lớp trước, hoặc các bạn đồng trang lứa như Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt... Những trang viết về Nguyễn An Ninh, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, đầy tâm huyết, hào sảng, khắc họa đúng phẩm chất, tính cách các nhà cách mạng cũng là những nhà hoạt động văn hóa này.

Ông dành nhiều suy nghĩ và công sức giới thiệu văn xuôi Nam Bộ thời kỳ phôi thai những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đứng Tổng chủ biên cùng đồng nghiệp thực hiện thành công công trình đồ sộ Một thế kỷ văn học yêu nước và cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2000), 25 tập, dày 20.000 trang sách khổ lớn. Với công trình này, lần đầu tiên, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung có một công trình tổng kết tác giả – tác phẩm bao quát đủ các lĩnh vực (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, ký sự, thơ, kịch bản sân khấu, kịch bản phim, chính luận, lý luận – phê bình), thuộc nhiều trào lưu yêu nước, cách mạng trong trọn vẹn 100 năm thế kỷ 20.

Làm nghiên cứu, phê bình song Giáo sư Mai Quốc Liên cũng rất yêu thơ và am hiểu về thơ, từng xuất bản tập thơ “Vị mặn biển đời”, mà ông tự nhận chỉ là người làm thơ “nghiệp dư”, nhưng nếu ai đã đọc, sẽ thấy ở đây một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nhiều bài có cấu tứ vững chắc, ngôn từ chắt lọc, ý vị đậm đà và gợi suy ngẫm ở chiều sâu.

Nhà văn Lê Quang Trang từng dành những trang viết xúc động về nhà văn, Giáo sư Mai Quốc Liên: "Trong con mắt nhiều người, nhà văn Mai Quốc Liên được xem là một trong số ít ngòi bút uyên bác của Hội Nhà văn, cả Hội Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Trung ương. Chịu đọc, trí nhớ tốt, kết hợp được cổ kim đông tây, lại theo sát thời cuộc, nên sự liên tưởng liên kết các vấn đề trong tư duy của anh được nhiều người vị nể, khâm phục".

Trong con người Giáo sư Mai Quốc Liên có nhiều khía cạnh: Nhà khoa học, nhà giáo, nhà văn, nhà hoạt động văn hóa, nhà thơ, một trí thức nghĩa tình, mà ở phương diện nào ông cũng luôn luôn sôi sục và nhiệt huyết với đời, với nghề. Ông được tặng hai Giải thưởng Nhà nước, một về khoa học, công nghệ (2010) và một về Văn học, nghệ thuật (2012) cùng một số giải thưởng khác.

Trái tim Giáo sư Mai Quốc Liên ngừng đập vào 1 giờ 5 phút ngày 10/3/2024, sau một cơn đột quỵ, hưởng thọ 85 tuổi. Sự ra đi của ông để lại nhiều thương tiếc cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và học trò. 

Sáng ngày 12/03/2024, Ban chấp hành Hội đồng họ Mai TPHCM đã đến viếng Giáo sư Mai Quốc Liên tại nhà tang lễ Quốc gia số 5 Phạm ngũ Lão phường 3 Quận  Gò vấp, TPHCM.

 

Giáo sư - Tiến sỹ Mai Quốc Liên
Giáo sư Mai Quốc Liên (1940-2024). (Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam)

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

louis vuitton scarf replica replica chanel wallet borse false louis vuitton napoli hermes evelyne replica Replica chanel fake louis vuitton wallet chanel tasche fake replica Jordan 4 chanel sunglasses replica replica goyard juste un clou replica louis vuitton imitate kaufen taschen aus der türkei online kaufen cartier love ring replica louis vuitton backpack replica gucci backpack replica chanel wallet replica louis vuitton denim bag dupe high quality louis vuitton replicas canada Portafoglio louis vuitton imitazioni louis vuitton messenger replica fake louis vuitton belt louis vuitton turkei online fake dior saddle bag bracelet love Cartier replique chanel wallet replica cartier love bracelet replica louis vuitton bumbag replica imitazioni borse dior louis vuitton duffle bag replica gucci replica louis vuitton backpack replica Replica chanel backpack fake lv man bag Louis Vuitton Replica scarpe louis vuitton imitazioni chanel imitazioni louis vuitton sling bag replica chanel replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl replica gucci shoes fake louis vuitton wallet Louis Vuitton Taschen replica louis vuitton sling bag replica LOUIS VUITTON sunglasses replica Louis Vuitton wallet replica van cleef replica chanel backpack replica louis vuitton wallet replica louis vuitton messenger bag replica