banner top

Kiến Xương Mai Tộc

1. Xuất xứ dòng họ Mai phủ Kiến Xương

Di huấn của lục đại tông Mai Thế Truyền ghi rằng “Mùa thu năm 1578 (Mậu Dần khởi kiến Trương Định quá nửa kỷ nguyên thập lục), Thượng tổ thủy tổ Mai Huyền Đạo húy Bá Đạo di cư từ Lạc Lũng, tổng Bình Sinh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ra phương Đông vùng bãi bồi huyện Trực Định, tỉnh Nam Định tìm nơi sinh nhai. Họ Mai cùng họ Hà đi trước có gia thất gồng gánh theo, rồi ông Tô, ông Nguyễn mới đến sau, bồng bềnh tất cả có 4 anh em: 1) Thượng tổ Mai Bá Đạo; 2) Thượng tổ Hà Công Anh; 3) Thượng tổ Tô Bá Tước và 4) Thượng tổ Nguyễn Công Hoành. Ba họ Mai, Hà, Tô từ Nông Cống Thanh Hóa ra, còn gia phả họ Nguyễn nói từ Nghệ An ra, cùng nhau chia làm bốn phía khai phá lập ấp. Sau này có thêm các họ Trần, Hoàng, Phạm, Lương, Vũ, cả thảy là 10 người cùng nhau kế cận lập An Ấp”.

Nơi này sau gọi là thôn Hậu, xã An Ninh, huyện Chân Định, phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định, đến năm 1890, vua Thành Thái chia lại vùng địa lý nên thuộc về xã An Ninh, tổng Đại Hoàng, huyện Tiền Hải, phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình, nay là xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Thượng tổ Mai Quý Công tự Huyền Đạo, húy Bá Đạo, con của Đức Thủy Tổ Mai Huyền Đảm, Hiển Tỷ Mai Công bà Từ Nhụ ở làng Lạc Lũng, Tổng Bình Sinh (Nông Cống, Thanh Hóa). Cụ sinh đệ nhị đại Mai Huyền Đường húy Bá Đường, sinh đệ tam đại Mai Huyền Long húy Bá Long, sinh đệ tứ đại Mai Huyền Đức húy Bá Đức, sinh đệ ngũ đại Mai Huyền Cảnh húy Bá Cảnh, sinh đệ lục đại tông Mai Thế Truyền, hiệu tự Quang Ánh. Cụ Mai Huyền Đức làm quan huấn đạo thụ phủ Trấn Yên tỉnh Lao Cai. Cháu nội cụ là Mai Thế Truyền học hành đỗ đạt được bổ làm Tri phủ Quảng Bình, Tri phủ Khoái Châu, phủ Trấn Yên, kiêm nhiếp Tuần giáo Điện Biên ngả phía tây bên Ai Lao. Cụ đã làm quan gần 40 năm. Đến năm Hoàng triều Chính Hòa thập niên (1690) về trí sĩ tại quê nhà. Cụ Truyền có 4 nam tử đều cho ăn học khi Cụ còn đương làm quan là: 1) Mai Thế Giai; 2) Mai Thế Nghiêm Chánh; 3) Mai Thiên Xuân và 4) Mai Trọng Bảo hiệu tự Thế Chỉnh (xem phả đồ Kiến Xương Mai Tộc Thế phả).

Chú thích ảnh

Sau khi con trưởng Mai Thế Giai đỗ đạt làm quan triều Lê ở Quốc Tử Giám, sung chức Giám sinh thì cụ về trí sĩ. Còn ba nam tôn cũng theo cụ trưởng thành gia thất, mỗi người ở một nơi trong làng, đều được nổi tiếng. Sau đó, lúc Cụ đã quá yếu thì gặp nạn giặc giã, con Mai Thế Nghiêm Chánh đi một nơi khác là làng Lại Trì, tổng Xuân Vũ, phủ Kiến Xương, còn Mai Thế Chỉnh vợ mất phải gồng con đến làng Hội Khê, huyện Thư Trì.

2. Truyền thống của dòng họ

Truyền thống của họ Mai phủ Kiến Xương là dạy học hoặc đỗ đạt làm quan huấn đạo ở các cấp huyện, châu, phủ và giám sinh ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, rất nhiều con cháu họ Mai đã phò vua giúp nước, tham gia các cuộc chiến tranh vệ quốc giành độc lập dân tộc. Dòng thứ ngành trưởng (con cụ Mai Thế Giai trắc thất Hà thị Hàng Nhát, hiệu Nhụ Nhân) di cư ra làng Miêu Nha, tổng Song Mai, huyện Thủy Đường, Hải Dương (nay là thôn Do Nha, xã Tân Tiến, An Hải, Hải Phòng) mở trường dạy học. Có nhiều người đỗ đạt làm quan các triều Lê, Nguyễn (xem Hoạn bộ công danh các đời tiền nhân Mai tộc Kiến Xương); Cụ Mai Trung Thứ (hậu duệ đời 12, con trai Thiếu bảo Đông các Đại học sĩ Mai Trung Cát) là họa sĩ kiêm đạo diễn phim, Việt kiều tại Pháp. Năm 1946 cụ đã có công quay những thước phim tư liệu lịch sử ghi lại hình ảnh Bác Hồ cùng phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt chân lên đất Pháp đàm phán đình chiến. Cụ Thứ là người dựng bộ phim tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập lịch sử tại quảng trương Ba đình ngày 2/9/1945. Năm 2008 cụ Thứ được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng truy tặng bằng khen.

Kiến Xương Mai Tộc

Ngành II ở thôn Đại Du, Vũ Sơn, Kiến Xương cũng có nhiều người đỗ đạt; gia phả soạn năm 1892 ghi “dưới Triều Lê có 3 người đỗ hương cống”; Cụ Mai Phúc Lý húy Liên đời thứ 11 (1756–1806) đã đỗ đạt, thụ Lê Triều phó sở xứ. Cho đến nay, họ Mai Kiến xương đã có được 20 đời (xem Phả đồ họ Mai ngành II, mục Kiến Xương Mai Tộc Thế phả trên trang web www. phahe.vn).

Nhà thờ Mai đại tộc do cụ Mai Trung Cát công đức xây dựng năm 1938 tại An Khang - Tiền Hải - Thái bình. Bên trong có văn bia đá do cụ Cát viết bằng chữ Nho và Quốc ngữ về lịch sử dòng họ và sự tích xây dựng Nam môn Mai miếu. Trước sân có tấm bia đá “Hậu đình bi ký” do chính cụ Mai Thế Truyền viết năm 1689 (Kỷ Tỵ) nhân dịp khánh thành Đình Hậu của làng. Giỗ tổ vào ngày Thanh minh.

Nhà thờ Mai tộc Đông châu Mai miếu ở Do Nha, Tân Tiến, An Hải, Hải Phòng được xây từ thế kỷ 19, lấy ngày kỵ cụ bà Hà Thị Hàng Nhất 24/2 là ngày giỗ tổ.

Nhà thờ Mai tộc ngành II tại Trại Đò, làng Lại Trì, tổng Xuân Vũ, huyện Trực Định phủ Kiến Xương, nay là thôn Đại Du, xã Vũ sơn, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình được xây năm 1932 và xây lại mới năm 2008. Giỗ tổ ngày 21/11 âm lịch. Trong nhà thờ có bia ghi công 2 bà mẹ Việt nam anh hùng và 8 liệt sĩ thời chống Pháp, chống Mỹ. Bức hoành phi với 4 chữ “Nguyên Thâm Lưu Viễn” là câu nói nổi tiếng của Mai tộc Kiến xương do cụ Mai Trung Cát kính tặng đều treo ở các nhà thờ Mai tộc của 4 ngành. Cạnh đó Từ đường chi 2 ngành II xây năm 1933 và xây lại mới năm 2005, giỗ tổ ngày 17/6 âm lịch. Trong Từ đường treo bức hoành phi 4 chữ vàng “Nghĩa phụ lạc quyên” của vua ban cho Hoàng triều kim tứ ôn bảo Phạm Thị Từ Nhã húy Nhàn, trắc thất Mai Quí Công Phúc Rụ húy Quế về công lao hiến tặng nhà nước hàng trăm mẫu ruộng năm 1851 (Tự đức tứ niên).

Nhà thờ Mai tộc ngành IV được xây tại Hội Khê, Thư Trì, nay là Vũ Hội, Vũ Thư Thái Bình. Đồ thờ cúng, bệ thờ Tổ bằng đá ghi Tân Mùi niên (1931). Trong nhà thờ có bia ghi công hơn 40 liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ. Giỗ tổ ngày 05/7.

Như vậy, Đức thủy tổ Mai tộc Kiến Xương đã di cư từ đồng bằng sông Mã ra đồng bằng sông Hồng từ nửa cuối thế kỷ 16 (1578). Xét về lịch sử văn hóa cổ truyền dân tộc Việt Nam, từ góc độ lịch sử địa lý, dòng Mai tộc Kiến Xương đã nằm trọn trong “không gian gốc của văn hóa Việt Nam là vùng Bách Việt – Nam-Á” như Gs. Viện sĩ Trấn Ngọc Thêm khẳng định trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: “Trong việc đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc thì những sự kiện văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã phải được chú ý nhiều hơn” [Trần Ngọc Thêm 1996].

Điều đáng chú ý là từ cuối thế kỷ 16 hai họ Mai, Hà là những người đầu tiên đi bộ từ đồng bằng sông Mã đến khai phá vùng hoang sơ bãi bồi phù sa ở miền duyên hải đồng bằng sông Hồng để hình thành làng An Ấp - nơi mà hàng trăm năm sau đã trở thành khu chợ buôn bán sầm uất giữa người xứ Thanh với người Sơn Nam hạ ở cửa sông Trà Lý. Trong Đồng khánh Dư địa chí có viết “Nam Định chỉ có cửa sông Trà Lý đủ độ sâu để thuyền buôn lớn qua lại, người xứ Thanh đi lại buôn bán sầm uất và lên bờ sinh sống...”. Có thể nói rằng sự kiện khai thôn lập Ấp của tổ tiên Mai tộc Kiến Xương đã tiếp tục thể hiện tinh thần tự thân bất khuất của Mai An Tiêm, người anh hùng văn hóa xứ Thanh muốn tự khẳng định mình khi bị đày ra xứ biển mù sương và đã biến Nga sơn thành vùng đất trù phú. Theo truyền thuyết, ông là vị tổ của họ Mai, là người đã khai phá ra đất Nga sơn ngày nay, không phải là hòn đảo xa ngoài biển cả mà là một miền duyên hải của Thanh Hóa.

Nét đẹp của Mai An Tiêm rất hiếm thấy ở nhiều nhân vật văn hóa khác. Trước hết là ở ý thức về bản thân mình: tin tưởng về khả năng của mình có thể tự tạo nên cuộc sống. Người xưa không dám nghĩ đến điều đó, nên đã ghép cho Mai An Tiêm cái lý luận về thuyết tiền thân và thuyết thượng đế, khiến cho nhà vua tức giận, nghe lời ton hót mà đày ra biển khơi. Thực ra thì vấn đề không phải là tiền thân mà là tự thân. Ở xứ Thanh ngay từ thời Hùng Vương đã lộ ra một quan điểm nhân sinh như thế. Và quan điểm nhân sinh đó đã được tổ tiên Mai Tộc Kiến Xương đem từ xứ Thanh ra đồng bằng sông Hồng khai phá dựng nên một vùng đất trù phú mà sau này Nguyễn Công Trứ phát triển thêm và đặt tên là Tiền Hải (biển bạc) ở Thái Bình cùng với Kim Sơn (núi vàng) ở Ninh Bình.

Hà Nội, Tết Xuân Canh Dần 2010

TS. Mai Hữu Tỉnh – Hậu duệ đời thứ 16 (Di động: 0942273398, Email: mvtinh@gmail.com)

Tài liệu tham khảo:

  1. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Tp. HCM, 1996.
  2. Đồng khánh địa dư chí, tập I. Hà Nội, NXB Thế Giới, 2003.
  3. Địa chí Thanh hóa T I và TII. NXB Thanh Hóa.
  4. Mai Thế Truyền. Lời di huấn của tổ tiên, 1694.
  5. Mai Văn Oanh. Gia phả họ Mai. soạn năm 1883 (16/6 niên hiệu Tự Đức thứ 36);
  6. Mai Bá Đồng. Gia phả họ Mai. soạn năm 1892.
  7. Đại Việt sử ký toàn thư.
  8. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ. Dõi tìm tông tích người xưa. Tp. HCM: NXB Trẻ.
  9. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ. Gia phả khảo luận và thực hành. H.: NXB Hà nội, 2008.
  10. Tìm hiểu dòng họ Mai Việt Nam. http://www.phahe.vn/Ancestry_Detail.aspx?ID=337
  11. Hồng Hà 2006: Người quay phim Bác Hồ ở Pháp năm 1946 [về họa sĩ Mai Trung Thứ]. http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tulieuvanhoa/2006/4/50508.cand

 

PHỤ LỤC: Hoạn bộ công danh của các đời tiền nhân Mai tộc Kiến Xương

  1. Đệ tam đại hiển khảo: Mai quí công tự Huyền Đức, quan huấn đạo Lê triều, thăng thụ phủ Trấn Yên, tỉnh Lào Cai;
  2. Đệ lục đại hiển khảo: Mai quí công tự Thế Truyền, hiệu Quang Ánh, Lê triều Quốc tử giám, giám sinh, hội thí tam trường. Chí sĩ Quảng Bình huyện, thăng thụ Khoái Châu phủ, Tri phủ Trấn Yên, kiêm nhiếp Tuần Giáo Điện Biên ngả phía tây Lào Cai;
  3. Đệ thất đại tổ khảo: Mai quí công tự Thế Giai, Lê triều nho sinh trúng thức, giám sinh Quốc tử giám;
  4. Đệ bát đại tổ khảo: Mai quí công tự Trọng Tuấn, Lê triều phó Sở xứ y công;
  5. Đệ bát đại tổ khảo: Mai quí công tự Trọng Ngô, Lê triều biên phủ vụ (phủ chúa Trịnh);
  6. Đệ cửu đại tổ khảo: Mai quí công tự Trọng Thể, Tiền nhiêu ấm bản xã cử thọ - Hoàng triều tặng Thái bộc tự khanh, Mai công chính thất Nguyễn thị húy Luyện được khâm tặng tòng tam phẩm;
  7. Đệ thập đại tổ khảo: Mai quí công tự Trọng Quế: Hoàng triều sắc thụ Tuần Giáo Lai Châu, khâm tặng trọng phùng đại phu Đô sát viện, hữu phó đô ngự sử; Mai công trắc thất Lâm thị húy Sâm khâm tặng tòng tam phẩm;
  8. Đệ thập nhất đại tổ khảo Mai quí công tự Trung Cát (1857-1942) Hoàng triều cáo thụ đặc tiến vinh lộc; Đại phu thượng trụ quốc; Thái tử thiếu bảo Đông các Đại học sĩ, Tổng đốc tỉnh Bắc Ninh, đẳng xứ địa phương, Đề đốc quân vụ kiêm lý lương, trí sĩ Văn Tân nam. Phụng sự liên tục 9 đời vua Triều Nguyễn.
  9. Đệ thập nhất đại tổ khảo: Mai quí công tự Phúc Lý húy Liên (1756-1806): thụ Lê triều phó Sở xứ.

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

louis vuitton scarf replica replica chanel wallet borse false louis vuitton napoli hermes evelyne replica Replica chanel fake louis vuitton wallet chanel tasche fake replica Jordan 4 chanel sunglasses replica replica goyard juste un clou replica louis vuitton imitate kaufen taschen aus der türkei online kaufen cartier love ring replica louis vuitton backpack replica gucci backpack replica chanel wallet replica louis vuitton denim bag dupe high quality louis vuitton replicas canada Portafoglio louis vuitton imitazioni louis vuitton messenger replica fake louis vuitton belt louis vuitton turkei online fake dior saddle bag bracelet love Cartier replique chanel wallet replica cartier love bracelet replica louis vuitton bumbag replica imitazioni borse dior louis vuitton duffle bag replica gucci replica louis vuitton backpack replica Replica chanel backpack fake lv man bag Louis Vuitton Replica scarpe louis vuitton imitazioni chanel imitazioni louis vuitton sling bag replica chanel replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl replica gucci shoes fake louis vuitton wallet Louis Vuitton Taschen replica louis vuitton sling bag replica LOUIS VUITTON sunglasses replica Louis Vuitton wallet replica van cleef replica chanel backpack replica louis vuitton wallet replica louis vuitton messenger bag replica