banner top

Một số vấn đề thường trực giải trình và xin ý kiến ban liên lạc Họ Mai Việt Nam

I. Về vấn đề giá trị văn hóa “cốt lõi, trường tồn của Họ Mai Việt Nam.

Trên cơ sở tìm hiểu lịch sử phát triển của một số chi họ Mai và những nét đẹp văn hóa của nhiều chi họ Mai trong cả nước, nhất là những tham luận những bài viết của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài họ tại hội thảo Họ Mai Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất cho phép chúng ta khái quát giá trị văn hóa “cốt lõi, trường tồn” của Họ Mai Việt Nam như sau:

“ Chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường, thẳng thắn, khiêm nhường, thích nghi”

II. Về vấn đề “Vấn tổ tìm tông” Họ Mai Việt Nam.

Về vấn đề nguồn gốc Họ Mai Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài họ đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để tìm Thủy tổ chung của Họ Mai Việt Nam. Nhưng đến nay chưa có kết luận nào có cơ sở vững chắc, khoa học, thuyết phục, hiện đang nổi lên một số quan điểm sau:

  1. Có quan điểm cho rằng nói đến nguồn gốc họ Mai Việt Nam phải kể đến người họ Mai đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được biết đến trong sự tích quả dưa hấu (Tây qua truyện) của sách “lĩnh nam chích quái” là Mai An Tiêm.

Vào thời Hùng Vương, thương thuyền nước ngoài đến buôn bán hàng hóa và nô lệ. Trong số nô lệ đó vua Hùng thấy có một bé trai 7-8 tuổi, kháu khỉnh, đã mua về làm con nuôi đặt họ là Mai, tên Yến, hiệu là An Tiêm. Mai An Tiêm rất thông minh, nhờ hiểu nhiều chuyện, biết nhiều điều, lại lắm tài nghệ, nên ngày càng được vua yêu mến, lớn lên cho làm quan và gả con gái nuôi làm vợ. Dù được vua Hùng sủng ái, nhưng Mai An Tiêm luôn thể hiện tinh thần tự lực, không dựa dẫm, ỷ lại, có lẽ do lời trực ngôn, thẳng thắn mà ông bị thất sủng bị đày ra đảo hoang không có dấu chân người, lương thực chỉ đủ ăn 3-4 tháng. Nhưng thực tế đã chứng minh lời nói của ông tự tin là có cơ sở, trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt ấy, phải đối mặt với cái chết và sự sống. Mai An Tiêm đã không quản ngại gian khổ, sống thích nghi với hoàn cảnh mới, chủ động, sáng tạo bằng sức lao động của mình đã đem lại nhiều giá trị mới cho xã hội. Mặc dù câu chuyện trong “lĩnh nam chích quái”, còn mang đậm tính dân gian, song dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân và những di tích vật chất, những nơi thờ tự, những nghi lễ trải qua hơn 2000 năm được lưu truyền và phát huy đến ngày nay là minh chứng cho những giá trị cốt lõi lịch sử của câu chuyện không chỉ với dòng họ Mai, những gì Mai An Tiêm đã làm được từ thời các vua Hùng đã mở đầu cho quá trình hình thành truyền thống tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo dựa vào sức mình để vượt qua thử thách, chống chọi với thiên nhiên, với các thế lực xâm lược bảo vệ vững chắc biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Mai An Tiêm xứng đáng là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và họ Mai có quyền tự hào về Ông.

Còn theo tác giả Nguyễn Việt, trung tâm tiền sử Đông Á, chuyện Mai An Tiêm, xuất thân từ nô lệ do thuyền buôn đưa đến được vua Hùng tin yêu không chỉ là huyền tích nữa mà rõ ràng đã có chỗ dựa khoa học một lần nữa ghi nhận “chất thật” của truyền thuyết “Tây qua”. Gắn liền với họ và tên Mai An Tiêm. Mặt khác họ Mai và hiệu An Tiêm trong “lĩnh nam chích quái” tác giả không thể tự mình vẽ ra được vì nguyên nhân của nó vốn nằm ở trong dân gian dưới dạng sử thi truyền miệng từ đời này sang đời khác, đến đời nhà Trần tác giả “lĩnh nam chích quái” chỉ mất công sưu tầm, gom nhặt và biên soạn mà thôi. Như vậy Mai An Tiêm từ huyền thoại đã đi vào sách vở như một trong những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Để ghi nhớ công ơn của Người, dân chúng đã lập đền thờ Ông, đảo hoang xưa đã trở thành núi An Tiêm, các vùng lân cận con cháu họ mai đông đúc và coi Ông như ông tổ họ Mai (nhiều chi họ Mai dù mang tên đệm khác nhau, nhưng không được lấy nhau vì quan niệm có chung thủy tổ Mai An Tiêm).

Vào năm duy tân thứ nhất vua đã phong “thần”

“Mai yến hiệu An Tiêm Dực bảo trung Hưng linh Phù chi thần”

Đến năm khải định thứ 9 vua Phong thêm:

“Đoan túc tôn thần”

Đặc biệt cho phép phụng thờ theo nghi thức lễ quốc khánh.

       Khu đền thờ Mai An Tiêm, đã được ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích, lịch sử văn hóa. Hiện nay tỉnh Thanh Hóa đang làm hồ sơ trình bộ văn hóa - thể thao - du lịch, công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hằng năm cứ đến ngày 12-13-14 tháng 3 âm lịch, con cháu họ Mai ở nhiều vùng trong cả nước và nhân dân địa phương lại tụ tập về khu di tích để dâng hương đức thánh tổ và dự lễ hội Mai An Tiêm. Theo quy định của UBND tỉnh thanh hóa, vào các năm lẻ do UBND huyện Nga Sơn chủ trì, vào các năm chẵn do Sở văn hoá- thể thao- du lịch tỉnh Thanh Hóa chủ trì với quy mô cấp tỉnh.

Như vậy: Mai An Tiêm, là nhân vật Tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam, cũng là nhân vật tiêu biểu của họ Mai Việt Nam. Nhân dân trong vùng gọi ông là Đức thánh, con cháu họ Mai ở Nga Sơn và nhiều địa phương trong cả nước gọi ông là Thủy tổ (Theo phả của các chi dòng họ Mai ở các địa phương thì họ Mai Thanh Hóa đã có mặt ở 25 tỉnh, thành trong cả nước) nhà nước phong kiến phong ông là “thần” và phụng thờ theo nghi lễ quốc khánh. Nhà nước ta hiện nay thì công nhận là di tích lịch sử - văn hóa và tổ chức lễ hội hằng năm để tri ân công đức của Ông và giáo dục truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ hôm nay và mai sau.

2. Có quan điểm cho rằng Mai Tiến là Thủy tổ họ Mai, nữ tướng Lê Thị Hoa là bà tổ của họ mai Việt Nam.

Căn cứ vào thư tịch hán nôm bao gồm bia kí, sắc phong, thần tích, gia phả còn lưu giữ tại đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa và của chi dòng họ Mai Đức tại xã Nga Thiện, Nga Sơn,Thanh Hoá thì:

Họ Mai ở đây có nguồn gốc từ xã Phú Cốc, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) dòng họ này bắt nguồn từ cụ Mai Thông, cha đẻ Mai Tiến, chồng bà Lê Thị Hoa.

Thời Đông Hán đời vua Quang Vũ cử Tô Định sang làm thái thú nước ta. Tô Định là người tàn ác, hại người, nghe tin Mai Tiến là người có tài bèn triệu ông bộ hành đến bái kiến, ban cho chức huyện Doãn Gia Lâm, ông không nhận. Tô Định nhiều lần cất công mời gọi, ông phải đưa vợ và các con đến nhiệm sở nhậm chức. Thời gian được 3 năm, Tô Định xui người tố cáo Mai Tiến làm phản, bắt Mai Tiến giết đi, rồi ép bà Lê Thị Hoa làm vợ. Bà Lê Thị Hoa than rằng “thà làm ma trinh phụ còn hơn làm người phụ bạc”. Bà liền chiêu mộ bên nội, bên ngoại và người dân trong vùng quyết đứng lên chống lại Tô Định. Khi bà Lê Thị Hoa bị thua trận bèn chạy vào đất làng Yên Nội (nay là xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn) để sinh sống, bà sinh hạ được 4 người con trai là: Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An, Mai Trí. Bà Lê Thị Hoa và cả bốn người con đều là những tướng tài xông pha nơi trận mạc chống lại quân xâm lược Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng thắng lợi, các tướng được phong tước lộc, mẹ con bà Hoa từ chối không nhận mà chỉ xin lập một khu đất ở Yên Nội để sinh sống, Trưng Vương đồng ý và ban cho thực ấp ở Nga Sơn. Khi Mã Viện tăng cường năm 43, hai bà Trưng thế cô bị thua và tử trận, cả 4 người con của bà Lê Thị Hoa phải chạy trốn trước sự truy sát của Mã Viện. Hai người con trai đầu là Mai Đạt, Mai Thỏa chạy vào phía Nam, hai người em là Mai An, Mai Trí, sau khi yên hàn lại trở về Yên Nội sinh sống.

Sự tích thủy Tổ bị cháy, mọi người truyền lại không rõ ràng, gia phả bị bỏ trống mất một khoảng dài, nay chỉ lập được 16 đời lấy cụ Phúc Thuận là tổ của họ.

Tại nhà thờ họ Mai Đức còn lưu giữ được tám sắc phong của Bà và 4 người con. Bà Lê Thị Hoa mất 25/2/43 (âm lịch). Mộ của bà được an táng phía tây nam đền thờ. Đền thờ nữ tướng Mai Thị Hoa và đại tướng Trịnh Minh nằm trong một quần thể đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Tuy nhiên ở huyện Nga Sơn, có rất nhiều chi họ Mai nhưng chỉ có hai chi họ Mai ở xã Nga Trường là liên quan đến họ Mai Đức xã Nga Thiện, còn các chi họ Mai ở các xã khác theo gia phả thì không ghi có nguồn gốc bắt nguồn từ chi dòng họ Mai Tiến – Lê Thị Hoa tại Nga Thiện, Nga Sơn.

Tại xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản còn có đền thờ nữ tướng Mai Thị Hồng.

 Theo nội dung ngọc phả đang lưu giữ tại đền ghi rằng có gia đình ông Mai Công Lượng và bà Trần Thị Khánh, chuyên làm thuốc cứu dân, sau khi ông bà đi chùa Hương, ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ bà sinh được một bé gái đặt tên là Mai Thị Hồng, lớn lên Mai Thị Hồng kết hôn với ông Vũ Du, làm nghề đánh cá ở thôn Vụ Nữ (nay là xã Hợp Hưng, Vụ Bản) Tô Định thấy Mai Thị Hồng xinh đẹp bèn giết Vũ Du ép bà làm vợ. Bà Mai Thị Hồng liền theo hai bà Trưng mưu trả thù nhà, nợ nước, được phong làm thủy sư, tả tướng. Chiến thắng Tô Định bà được phong phó tướng chỉ huy Thủy quân trấn giữ trấn Sơn Nam. Khi Mã Viện sang báo thù, bà hồi quân về kinh đánh giặc, Bà kiên cường chống cự nhưng sức giặc quá mạnh Bà đã gieo mình thủ tiết, xác bà trôi về quê nhân dân chôn cất vào 12.2.43 và lập đền thờ.

     Hằng năm vào ngày sinh 10/10 và ngày kị 12/2 (âm lịch) nhân dân tổ chức lễ hội. Đền bà được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1986.

     Cũng tại xã Hợp Hưng huyện Vụ Bản có nhà thờ họ Mai thờ Thủy tổ Mai Uy Dũng đại vương và tổ cô Mai Huyền Tiên. Nhà thờ còn lưu giữ được 4 sắc phong. Hiện nay chi mai tại đây có khoảng 200 suất đinh.

Như vậy khu vực huyện Vụ Bản đã xuất hiện những chi dòng họ Mai sớm nhất ở nước ta (vào những năm đầu tiên sau công nguyên, nghĩa là cách đây hơn 2000 năm). Qua thư tịch, sắc phong, câu đối thì những chi họ Mai ở đây chưa phát hiện thấy có mối quan hệ với nhau, không biết có cùng một họ hay không.

Mặt khác thì: bố Mai Tiến là Mai Thông, bố của bà Mai Thị Hồng là Mai Công Lượng, Mai Tiến lấy vợ là bà Lê Thị Hoa, bà Mai Thị Hồng lấy chồng là ông Vũ Dụ, do hai bà đẹp nên bị Tô Định giết chồng để ép làm vợ, sau đó hai bà theo hai bà Trưng chống quân Đông Hán để trả nợ nước, thù nhà và đều mất vào tháng 2/43 (âm lịch). Không biết ông Mai Tiến và Mai Công Lượng có phải là anh em trong gia đình hay trong một họ không? Hơn thế nữa vào thời Thục phán 257 -208 TCN, có một vị Lạc tướng tên là Mai Công Phúc, quê huyện Đường Hào (nay là Hưng Yên), hiện đang được thờ tại đền Hạ Đồng, xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình không biết có phải là tổ tiên của cụ Mai Công Lượng, bố của nữ tướng Mai Thị Hồng hay không?

Hiện tại theo phả của các chi họ Mai ở Nam định, Thái Bình cơ bản đều ghi từ Thanh hóa ra lập ấp, sinh sống . Các chi họ Mai ở nhiều địa phương trong cả nước không thấy liên quan đến họ Mai Tiến ở Nga Thiện, Nga Sơn và họ Mai Công Lượng ở Vụ Bản, Nam Định.

3. Có ý kiến cho rằng Thủy tổ họ Mai Việt Nam là Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế).

Thân thế và sự nghiệp gia đình Mai Thúc Loan rất rõ ràng và vô cùng oanh liệt, con cháu họ Mai Việt Nam tự hào về vua Mai Hắc Đế, vị vua xưng đế đầu tiên trong lịch sử mà không cần sự phê chuẩn của thiên tử. Tuy nhiên gia đình Mai Hắc Đế là gia đình anh hùng, cả gia đình đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đường (712-722). Do vậy ít có khả năng còn tồn tại dòng họ.

 4. Có quan điểm lại cho rằng với vị trí địa lý và trải qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, nước ta nằm vào vị trí giao thoa của các luồng di cư từ bắc xuống nam (mà Trung Quốc cũng có họ Mai) từ đông sang tây, từ nam lên bắc, từ tây sang đông, lại trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm nội chiến. Vì vậy các tộc người di biến động rất lớn, và với những biến cố về mặt chính trị, Nhiều người họ Mai chuyển thành họ khác và nhiều người họ khác phải chuyển thành họ Mai. Vì vậy tuy là mang danh họ Mai nhưng chưa chắc đã cùng một nguồn gốc. Do đó việc đi tìm thủy tổ chung của họ Mai Việt Nam theo nghĩa cùng huyết thống là vô cùng khó khăn, phức tạp, nếu không nói là bất khả thi.

5. Một số họ đi trước họ ta đã tiến hành tìm Thủy tổ của dòng họ, nhưng khi tìm được Thủy tổ của dòng họ thì nội bộ lại lục đục, mất đoàn kết vì cho rằng vị đó chưa phải là Thủy tổ, chưa có cơ sở khoa học, chưa thuyết phục, chẳng qua là do một số người trong họ suy tôn lên mà thôi, do đó không chấp nhận chi này là anh, chi kia là em, cực đoan hơn đó có một bộ phận đã ly khai khỏi họ để lại hậu quả rất nặng nề, trong quan hệ họ hàng.

Trên đây là một số vấn đề lớn, xin trình và đề nghị các Bác trong ban liên lạc, các Bác là chính khách, trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, các tướng lĩnh, các Bác trưởng họ, trưởng tộc, chủ tịch Hội đồng gia tộc, trưởng ban Khánh tiết cùng toàn thể Bà con, cô bác họ Mai chúng ta nghiên cứu và thể hiện chính kiến của mình trong phiếu xin ý kiến.

                   Trân trọng!

 

T/M Thường trực

Ban Liên lạc họ Mai Việt Nam

     Trưởng ban

 

 

 

         Mai Văn Ninh

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

louis vuitton scarf replica replica chanel wallet borse false louis vuitton napoli hermes evelyne replica Replica chanel fake louis vuitton wallet chanel tasche fake replica Jordan 4 chanel sunglasses replica replica goyard juste un clou replica louis vuitton imitate kaufen taschen aus der türkei online kaufen cartier love ring replica louis vuitton backpack replica gucci backpack replica chanel wallet replica louis vuitton denim bag dupe high quality louis vuitton replicas canada Portafoglio louis vuitton imitazioni louis vuitton messenger replica fake louis vuitton belt louis vuitton turkei online fake dior saddle bag bracelet love Cartier replique chanel wallet replica cartier love bracelet replica louis vuitton bumbag replica imitazioni borse dior louis vuitton duffle bag replica gucci replica louis vuitton backpack replica Replica chanel backpack fake lv man bag Louis Vuitton Replica scarpe louis vuitton imitazioni chanel imitazioni louis vuitton sling bag replica chanel replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl replica gucci shoes fake louis vuitton wallet Louis Vuitton Taschen replica louis vuitton sling bag replica LOUIS VUITTON sunglasses replica Louis Vuitton wallet replica van cleef replica chanel backpack replica louis vuitton wallet replica louis vuitton messenger bag replica