banner top

Quan Án sát Lạng Sơn Mai Anh Tuấn

Mai Anh Tuấn tên thật là Mai Thế Tuấn, sinh năm 1815 làng Lang Miếu, phường Thịnh Hào, huyện Hoàn Long (nay là phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội). Quê gốc của ông ở làng Hậu Trạch, xã Thạch Giản (nay là xã Nga Thạch), huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là người nổi tiếng tài giỏi, thông minh và hiếu học. Từng đỗ đầu trong kỳ thi Tú tài, Cử nhân - năm 1843, ông tiếp tục đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, Đệ tam danh (Thám hoa). Ông là vị Thám hoa đầu tiên của triều Nguyễn. Vui mừng vì tuyển chọn được nhân tài, vua Thiệu Trị liền ban cho ông tên là Mai Anh Tuấn với hàm ý ghi nhận tài năng, đức độ của ông. Nhà vua còn đích thân ban tặng ông một bài thơ để tỏ lòng khen ngợi và quý mến, trong đó có câu:

Nhà vua ra bài thi để chọn nhân tài, chia theo thứ bậc thi

Trong số sĩ tử uyên bác thì Anh Tuấn là người giỏi hơn cả.

Vì thế vua cho đậu hàng Tam khôi

Nêu tên trên bảng vàng để khắp nơi trong ngoài nước đều nghe tiếng...

Họ Mai Thế của ông là một dòng họ rất danh giá ở Xứ Thanh, từng có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan dưới triều Lê, được người đương thời quý trọng. Trong số đó có tiến sĩ Mai Thế Chuẩn - cụ tổ bốn đời của Mai Anh Tuấn. Nói đến Mai Thế Chuẩn, nhiều người trong số chúng ta đều biết vì ông chính là vị quan Đốc trấn của Lạng Sơn dưới thời vua Lê Hiển Tông, người đã đứng ra tu bổ thành Lạng Sơn vào năm Cảnh Hưng thứ 17 (1756). Ngày nay, tên ông đã dược đặt cho tên một đường phố trong khu vực thành Lạng Sơn cũ (thuộc phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn).

 Sau khi đậu Thám hoa, Mai Anh Tuấn đã được đảm trách nhiều trọng trách của triều đình. Ông được bổ làm Hàn lâm viện trước tác, Hành tẩu bí thư Sở tòa nội các, Hàn lâm thị độc học sĩ. Vốn là người trung hiếu và rất mực cương trực, năm 1848 ông đã dâng sớ khuyến nghị vua Tự Đức việc không cần thiết hộ tống cầu kỳ để đưa viên quan nhà Thanh (Trung Quốc) gặp nạn vê nước theo lệ cũ mà nên gửi theo các thuyền buôn, dành tiền đó khen thưởng cho quân sĩ để “quét nhanh đám giặc ngoại biên” đang quấy nhiễu ở vùng biên giới Lạng Sơn (1). Mặc dù lời lẽ của ông rất thống thiết, chí lý chí tình nhưng nhà vua vẫn không hài lòng, khép ông vào tội “khi quân bất kính” nên đã trách nhẹ và phái ông lên làm Án sát sứ – một chức quan chuyên trông coi việc binh ở tỉnh Lạng Sơn.

Theo các tư liệu sử, kể từ thời Tự Đức, tình hình biên giới phía Bắc nước ta không mấy khi yên ổn. Bọn thổ phỉ nhà Thanh từ bên kia biên giới thường xuyên tràn sang cướp phá làm chính quyền thiệt hại, nhân dân địa phương khốn khổ, ly tán khắp nơi. Triều đình nhà Nguyễn thường xuyên phải cử các tướng giỏi lên dẹp giặc. Vì thế, làm quan Án sát ở nơi này là một nhiệm vụ rất khó khăn, nguy hiểm. Tuy vậy, ông vẫn vui vẻ, hăng hái lên đây nhậm chức. Đến nhiệm sở mới, ông đã có nhiều biện pháp tích cực để làm tròn trọng trách với triều đình. Ông bắt tay vào chấn chỉnh pháp luật, nghiêm trị tội phạm, điều quân đi dẹp giặc… Mới đến hơn một tháng, ông đã trực tiếp dẫn quân đánh thắng giặc ở Hữu Khánh (tổng Đồng Bộc, châu Lộc Bình), được nhà vua khen ngợi. Nhân đó, ông đã dâng sớ “xin đình việc lưu quan, bãi việc chuyên vận, rèn tập thổ dõng để thư sức cho dân và ngầm bài xích thế giặc”(2) như một kế sách để trị nước, ổn định vùng biên. Sau đó, giặc Tam Đường (3) với hơn 2.000 tên tràn vào Tiên Yên (Quảng Ninh) cướp phá, chúng tiến sâu vào đất Yên Bác (vùng Na Dương, Lộc Bình ngày nay). Mai Anh Tuấn đã cùng Chưởng vệ Nguyễn Đạc cầm quân đuổi đánh. Khi Nguyễn Đạc hy sinh, Mai Anh Tuấn liền mang quân tiếp cứu tản binh trong núi, nhưng vì địa thế hiểm trở, giặc quá đông, thế giặc mạnh nên ông đã bị giặc sát hại, hy sinh ngay giữa trận tiền. Nhận được tin đó, nhà vua vô cùng xót thương, liền lệnh mang linh cữu về an táng ở nơi sinh quán. Bát hương và Linh vị của ông được đưa về thờ ở đền Trung Nghĩa (Huế) là nơi chuyên thờ các danh thần có công với đất nước. 

Là người tài năng, đức độ, nên Mai Anh Tuấn được nhà vua vô cùng quý trọng. Sự hy sinh của ông để lại sự tiếc thương vô hạn với Triều đình và nhân dân, là một tổn thất lớn của đất nước. Theo các tư liệu sử, khi ông mất, lễ tang của ông được cử hành rất trọng thể. Đích thân Tổng đốc, Thượng thư hiệp biện Đại học sĩ, kinh lược Bắc Kỳ Nguyễn Đăng Giai là người chủ trì đám tang ông. Vị Tổng đốc này đã soạn một bài văn tế ca ngợi những chất cao quý và bày tỏ sự tiếc thương vô hạn trước sự hy sinh anh dũng của ông. Bài văn tế này được chép trong cuốn Lạng Trình kỷ thực – một tư liệu quý về Lạng Sơn, hiện lưu giữ tại Thư viện Viện Hán Nôm (ký hiệu VHv.1422). Theo đó, Mai Anh Tuấn là người tài đức vẹn toàn, ở con người ông hội tụ đủ phẩm chất cao quý của người quân tử: hiếu, trung, nghĩa, dũng: “Khôi giáp đỗ đầu khoa, nổi danh rạng rỡ người thân, đó là hiếu vậy.  Nội các làm làm sớ kháng, xúc phạm kỵ húy, đó là trung vậy. Đi làm chánh tướng là khó, vào đất chết mà chẳng trách, đó là nghĩa vậy. Đi trước quân sĩ trong hoạn nạn, đánh nát kẻ địch mà không sợ, đó là dũng vậy”... Nguyễn Đăng Giai đặc biệt ca ngợi khí tiết, sự hy sinh quên mình chống giặc của ông. Ông đã không chọn cho mình sự nhàn nhã, an thân lẽ ra được hưởng, mà bất chấp gian khó, hiểm nguy vì nghĩa lớn, xứng đáng là một bậc trung thần “Quân đơn đánh thẳng, để đến với đồng liêu. Đem cái chết để báo đền Tổ Quốc, chẳng kịp tâu với triều đình. Hiếu, trung, nghĩa, dũng muôn thuở nêu cao”. Đốc học tỉnh Nam Định là Hoàng giáp Phạm Văn Nghị viếng ông một bài thơ với những câu thơ chứa đựng niềm tiếc thương vô hạn một tài năng của đất nước:

Khi đêm xuống làm mờ sao Ngưu, sao Đẩu ở Thạch Giản

 Gió thu lay động cây cỏ ở thành Lạng Sơn.

Quả thật, ông đã trở thành một tấm gương trung nghĩa sáng ngời, hy sinh quên mình vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, vì sự bình yên của vùng biên giới Lạng Sơn. Ông thật xứng đáng là một vì sao sáng trên bầu trời nhân tài đất Việt.

Thám hoa Mai Anh Tuấn mất năm 36 tuổi khi tuổi đời còn rất trẻ, lòng đang tràn đầy nhiệt huyết với dân với nước. Ông đã sống một cuộc đời vẻ vang, hy sinh anh dũng. Thời gian ông làm việc ở Lạng Sơn tuy ít nhưng đã có nhiều đóng góp với mảnh đất này. Theo Đại Nam liệt truyện Chính biên (Quốc sử quán triều Nguyễn), khi ông mất, nhà vua đã xuống chiếu chỉ thị cho các quan chức tỉnh Lạng Sơn lập đền thờ ông ở Đoàn Thành - nơi ông đã làm việc những năm cuối đời ở Lạng Sơn. Các quan chức tỉnh Thanh Hóa cũng đã lập một ngôi đền thờ trên chính mảnh đất quê hương ông – làng Hậu Trạch, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi đền này đến nay vẫn còn và đã được xếp hạng di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1991. Mộ ông nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Đê La Thành (Hoàng Cầu, phương Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội). Rất tiếc ở Lạng Sơn đền thờ thám hoa Mai Anh Tuấn đã không còn dấu tích trên thực địa. Hiện cũng chưa tìm được tư liệu viết về di tích này mặc dù thư tịch cổ, sách địa chí, tài liệu khảo sát thời Pháp đã ghi chép khá chi tiết và đầy đủ về đền miếu, thành trì của tỉnh Lạng Sơn. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh.

Có thể nói, cuộc đấu tranh chống lại giặc phỉ bảo vệ quê hương, đất nước là một trong những đặc trưng nổi bật của lịch sử Lạng Sơn thời kỳ giữa đến cuối thế kỷ 19. Trong cuộc đấu tranh chính nghĩa ấy đã có biết bao tấm gương hy sinh anh dũng đã được ghi vào sử sách và lưu truyền trong dân gian như Nguyễn Lệ, Nguyễn Viết Thành, Quan lãnh Bình Quân, Mai Anh Tuấn... Cuộc đời và sự nghiệp những năm tháng cuối đời của Thám hoa Mai Anh Tuấn ở Lạng Sơn đã phản ánh rất trung thực, rõ nét bối cảnh lịch sử của Lạng Sơn lúc bấy giờ. Đặc biệt là cuộc chiến gay go, quyết liệt chống lại sự xâm lấn của giặc Phỉ (còn gọi là giặc Khách) ở bên kia biên giới để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Vì thế, những tư liệu về Mai Anh Tuấn sẽ góp phần làm phong phú, sinh động hơn những trang sử vẻ vang và truyền thống chống giặc ngoại xâm oai hùng nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, từ trước đến nay, tên ông gần như chưa được nhắc đến trong sách sử và tài liệu viết ở Lạng Sơn. Có thể do thời gian ông ở Lạng Sơn không lâu, các tư liệu về ông lại ít ỏi, chưa sưu tầm được đầy đủ. Thiết nghĩ cần được nghiên cứu bổ xung để phục vụ giáo dục lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm cho các tầng lớp nhân dân.

Lạng Sơn - “trọng trấn” nơi cửa ngõ đất nước tự hào là miền đất lưu dấu nhiều danh nhân đất Việt. Trong đó có nhiều thế hệ cha con, ông cháu tiếp nối cùng nhau góp công, góp sức dựng xây và bảo vệ vùng đất thiêng liêng này của Tổ Quốc. Họ là những sứ giả tài ba, nức tiếng văn chương của triều đình, các vị quan tài năng đức độ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Du, cha con Ngô Thì Sĩ – Ngô Thì Vị, tiến sĩ Mai Thế Chuẩn – Mai Anh Tuấn, tiến sĩ Lê Hữu Dung... Mai Anh Tuấn là một tên tuổi góp thêm vào niềm tự hào đó. Là danh nhân của đất nước, tên ông được ghi ở Văn Thánh (Huế), được đặt cho nhiều đường phố, trường học ở Hà Nội và một số địa phương khác. Ông là người tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ chủ quyền biên giới, góp phần đem lại sự bình yên cho vùng biên cương thân yêu Tổ quốc. Ông thật xứng đáng là một tấm gương trung nghĩa.

Có thể là hình ảnh về bầu trời và cây

Ghi chú:

(1), (2), Đại Nam liệt truyện chính biên – mục XXIV, quyển 34, tập 4. Quốc sử quán triều Nguyễn.

(3) Giặc Tam Đường: là băng đảng thổ phỉ do Quảng Nghĩa Đường, Lục Thắng Đường, Đức Thắng Đường cầm đầu.

(Chu Quế Ngân – Theo dấu người xưa, NXB VHDT)

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

louis vuitton scarf replica replica chanel wallet borse false louis vuitton napoli hermes evelyne replica Replica chanel fake louis vuitton wallet chanel tasche fake replica Jordan 4 chanel sunglasses replica replica goyard juste un clou replica louis vuitton imitate kaufen taschen aus der türkei online kaufen cartier love ring replica louis vuitton backpack replica gucci backpack replica chanel wallet replica louis vuitton denim bag dupe high quality louis vuitton replicas canada Portafoglio louis vuitton imitazioni louis vuitton messenger replica fake louis vuitton belt louis vuitton turkei online fake dior saddle bag bracelet love Cartier replique chanel wallet replica cartier love bracelet replica louis vuitton bumbag replica imitazioni borse dior louis vuitton duffle bag replica gucci replica louis vuitton backpack replica Replica chanel backpack fake lv man bag Louis Vuitton Replica scarpe louis vuitton imitazioni chanel imitazioni louis vuitton sling bag replica chanel replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl replica gucci shoes fake louis vuitton wallet Louis Vuitton Taschen replica louis vuitton sling bag replica LOUIS VUITTON sunglasses replica Louis Vuitton wallet replica van cleef replica chanel backpack replica louis vuitton wallet replica louis vuitton messenger bag replica